Cổng thông tin điện tử Dòng họ Vũ (Võ) TP. Hải Phòng
Từ khoá tìm kiếm
top-image
 THÁI HOÀNG THÁI HẬU VŨ THỊ NGỌC TOÀN NGƯỜI DỐC TOÀN TÂM SỨC CHO SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO THỜI KỲ NHÀ MẠC

THÁI HOÀNG THÁI HẬU VŨ THỊ NGỌC TOÀN NGƯỜI DỐC TOÀN TÂM SỨC CHO SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO THỜI KỲ NHÀ MẠC

Ngày 27-09-2023 Lượt xem 638

THÁI HOÀNG THÁI HẬU VŨ THỊ NGỌC TOÀN 

NGƯỜI DỐC TOÀN TÂM SỨC CHO SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO THỜI KỲ NHÀ MẠC

 

Vương triều Mạc (1527 - 1592) là một thời kỳ dài bị lịch sử lãng quên, không được đưa vào chính sử. Khoảng 430 năm Đức Bà đi về cõi Phật chúng ta không có một tư liệu lịch sử nào viết về Đức Bà Vũ Thị Ngọc Toàn. Năm 1592 Dương Kinh bị Trịnh Tùng kéo quân về tận Cổ Trai đập phá - giết chóc - trả thù - cố Giáo sư Trần Quốc Vượng khi về thám sát các khu phủ - điện, không hố đào nào còn 1 viên gạch nguyên vẹn! Ông nói: có về đây mới hiểu rõ hơn về sự thâm thủ của nhà Trịnh đối với nhà Mạc Lớp người họ Vũ cũng phải di tản theo con cháu họ Mạc, để giữ dấu ấn quê hương nơi cư trú được mang tên Trà Cổ. Năm tháng qua đi, các tư liệu về vương triều Mạc - _cũng như về Đức Bà trở thành huyền sử, truyền từ đời này qua đời khác. Chỉ có lời đồng dao là sống mãi "Cổ Trai để vương - Trà Hương công chúa”. Ngôi chùa làng, thời kỹ còn sư cụ Hoàng Vĩnh Khánh, bức tượng hậu ở góc chùa, ngôi ở chỗ Tượng Thái hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn riêng biệt khi hỏi thì sư cụ trả lời răng: đó là rong hậu cung cửa đền Hòa Liễu. Đức Bắc Phương Bất!


Tượng Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn tại Nhà truyền thống của làng Trà Phương. Ảnh: Công Kha.

Những năm 80 của thế kỷ trước, tượng Đức Bà (trước ở Ban Mẫu) và tượng Đức Ông được đưa ra thờ tại chính điện, người làng lúc đó mới biết về Bà Chúa làng Trà và Đức Ông, là Thái Tổ Mạc Đăng Dung. Đôi câu đối trước hương điện thờ Phật của chủa còn lưu giữ: "Lý triều khai sáng danh lam cựu - Mạc đại trùng hưng cảnh sắc tân". Rồi tấm bia: Tu tạo Bà Đanh Tự - dựng năm Thuần Phúc sơ niên (1565) - cùng với huyền tích "Dải yếm Bà Chúa": "Thượng Tiên Cầm - Hạ Kỳ Sơn" là Ruộng của Đức Bà công đức vào chùa .v.v. Cứ như thế, chúng tôi sáng lên ý thức về Bà Chúa làng Trà - Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Với niềm kính trọng và tự hào của dòng họ, của vùng quê đã sinh ra người con gái tài sắc vẹn toàn, về làm đâu họ Mạc, rồi trở thành Hoàng Hậu - rồi THTH, bậc "Mẫu nghỉ thiên hạ", một thời gian dài bị lịch sử quên lãng, đã, đang và sẽ được lịch sử trả lại những giá trị nhân văn đích thực. Tuy rằng đây chỉ là một lĩnh vực trong nhiều lĩnh vực của xã hội thời Mạc.

* Phật giáo thời Mạc được chấn hưng, phong trào xây dựng, tôn tạo, tu bố chùa Phật được khuyên khích, không hạn chê như thời Lê Sơ.

Qua các văn bia thời Mạc của PGS - TS Đinh Khắc Thuân, thì hầu hết các chùa xây dựng thời kỳ này, đều có sự tham gia công đức của các vị là Hoàng thân - quốc thích, quan lại Vương triều. Ngay Hoàng đế đương triều cũng trực tiếp công đức (Bia trùng tu chùa Linh Cảm - xã Long Khám - Tiên Sơn - Bắc Ninh: 1557) "Thánh thiên tử đặc ban cầm tiền cung tiến". Bia xây dựng chùa Hoa Tân - xã Bách Phương - An Lão Hải Phòng (1582). Đương kim Hoàng thượng Mạc Mậu Hợp cúng 20 lạng bạc ... Như vậy, việc chấn hưng Phật giáo rõ ràng là chủ trương nhất quán của Vương triều.

Do vậy, các vị Hoàng thân quốc thích, quan lại đều tích cực tham gia công đức. Điều này được văn bia các chùa Thiên Phúc - Hòa Liễu - Kiến Thụy Hải Phòng xây dựng năm 1562 có 33 thành viên trong Hoàng tộc, tử THỊH Vũ Thị Ngọc Toàn, Hoàng Thái hậu họ Phan - Khiêm Thái vương họ Mạc - Thuận vương họ Mạc.v.v Đến năm 1563 xây dựng chùa Bà Đanh - quê hương của THTH cũng được các vị quí tộc này công đức ...Hầu như việc tôn tạo - tu bổ chùa Phật không phải là việc riêng của các vị quí tộc này, mà là tâm nguyện của các thành viên trong Hoàng tộc. Điều đặc biệt hơn là Đức THTH mỗi khi tham gia công đức ở đâu, thì con cháu, quan lại theo gương Đức Bà mà phát tâm công đức, nên việc tôn tạo, xây dựng thuận lợi rất nhiều. Đặc biệt là ở Dương Kinh mật độ xây dựng, tu bổ dầy hơn, trở thành trung tâm Phật giáo thứ 2 sau Thăng Long. Phật giáo hưng thịnh trở lại, ruộng chùa thời Lê sơ được giao cho làng, đến thời Mạc số ruộng này được thu hồi, trả lại cho chùa; Chùa nào cũng có ruộng, nhiều chùa số lượng ruộng nhiều như: chùa Pháp Vũ - Thường Tín - Hà Nội có 70 mẫu; chùa Ninh Vệ - Ninh Bình: 59 mẫu; chùa Hòa Tân - An Lão Hải Phòng: 50 mẫu; chùa Thiên Phúc: Hòa liễu - Kiến Thụy Hải Phong: 26 mẫu.v.v. Như vậy, thời nhà Mạc, hạn điền đối với chùa Phật không giới hạn chặt chẽ, nhằm khuyến khích nông dân nhận ruộng Tam Bảo canh tác, giao nộp cho nhà chủa, và một phần giúp đỡ những người dân ít ruộng có điều kiện cải thiện cuộc sống của mình.

Trong số Quý tộc tham gia công đức ấy, nhiều người trở thành tín đồ của đạo Phật, tiêu biểu như vợ chồng Thái Bảo - Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn và Phúc Thành Thái trưởng công chúa tham gia xây dựng hàng chục ngôi chùa, với Pháp danh là Đức Quảng và Tử Đức.

* Biểu tượng hội tụ về sự nghiệp chấn hưng Phật giáo thời kỳ Mạc - tiêu biểu nhất, sáng nhất là THTH Vũ Thị Ngọc Toàn.

Đức Bà như là tấm gương, vừa là người vận động Hoàng thân - quốc thích, quan lại đương triều dốc lòng công đức, tu tạo chùa phật, tô tượng đúc chuông. Riêng Đức Bà theo số liệu văn bia được biết, người đã trực tiếp công đức ở 16 ngôi chùa (tính từ năm 1557 - 5/1589), chủ yếu là vùng Dương Kinh, Hải Dương, Hưng yên - Quảng Ninh - Bắc Ninh; riêng Hải Phòng có 9 chùa. Không như mọi thành viên quý tộc khác,  Đức Bà là người công đức ở nhiều chùa nhất, và tiền, vàng, bạc, ruộng đất nhiều nhất. Tính sơ bộ, Đức Bà công đức hơn 62 mẫu ruộng(có nơi như chùa Hoa Tân - An Lão - Hải Phòng: 1582 Người công đức 30 mẫu ruộng; chùa Thiên Phúc Hòa Liễu Kiến Thụy - Hải Phòng năm 1562 Đức Bà công đức 23 mẫu ruộng), chùa Bảo Phúc - Yên Hưng - Quảng Yên(1572) công đức 6000 lá vàng. Bên cạnh đó, Người còn cúng tiến không biết bao nhiêu bạc tiền, gỗ, đúc nhiều tượng Phật ở các chùa. Nơi khó khăn, thì Đức Bà quan tâm công đức nhiều hơn, nơi thuận lợi thì ít hơn. Điều này thể hiện việc Đức Bà tôn tạo chùa Bà Đanh (1563) ngay tại làng mình, Người cúng 1 mẫu 9 sào vào cửa Tam Bảo. Nếu so với chùa Thiên Phúc - Hòa Liễu, chủa Hoa Tân - An Lão ... Ở ngay bên cạnh, thì rõ ràng có sự khác biệt rất lớn...

Khi đã bước sang những năm trên trăm tuổi rồi, Đức Bà về nơi chùa làng an nghỉ - nghe kinh, niệm Phật, nhưng việc chấn hưng Phật giáo như đã ăn sau vào tâm khảm của người, nên " đêm nằm mộng, rồi sáng sai người đến hỏi, và ban tiền đồng để tu bổ thêm Tam quan, Từ vũ, tô tượng Phật và đúc mới 4 pho" ở chùa Hà Lâu - xã Đông Minh - Tiên Lãng - Hải Phòng (1589).

Tại văn bia chùa Quang Minh xã Hậu Bổng - Gia Lộc - Hải Dương (1579) có viết: "nay THTH là mẹ Thiên tử, là vị Phật sống trên trần gian, gieo trồng tám phúc điền, dựng chùa Phật để cầu đời đời con thánh, cháu hiền, xứng bậc đề vương". Lời nhận xét này, cùng với Lễ Hội Minh Thề (lời thề trước thần Phật), hướng quan lại "dĩ công vi công, còn dĩ công vi tư thần linh đả tử" tương truyền là do THTH truyền dạy vừa được nhà nước công nhận là: "Di sản văn hóa phi vật thể" ở chùa Hòa Liễu - Kiến Thụy - Hải Phòng; đạo Phật và giáo lý nhà Phật trở thành tâm nguyện của mọi người trong xã hội.

Đức Bà vừa là nhà kiến trúc bên cạnh Đức Ông khởi nghiệp vương triều Mạc, vừa là nhà tư tưởng cho mọi quan hệ xã hội, ứng xử đối nội - đối ngoại, trên dưới.v.v. có ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Phật giáo về "Nhân - Quả, Từ bi - Hỷ xả"...

Hình tượng chim gắn trên mũ đầu Thái Tổ Mạc Đăng Dung (ở chùa Trà Phương) - là hình tượng thần điểu "có tiếng hát trong trẻo, giảng về Pháp vi diệu, ai nghe thấy, có thể lĩnh hội được Phật pháp - chúng tượng trưng cho sự lĩnh hội Phật pháp - là phương tiện truyền Pháp đến chúng sinh" (theo PGS - TS Đinh Khắc Thuân)... Từ đó, có thể ngay Thái Tổ Mạc Đăng Dung và các vị thân vương - Hoàng tộc nhà Mạc sau khi mất, đều muốn qui Phật. Thời tiền Lê, Phật giáo trở thành quốc đạo; thời Mạc, Phật giáo được chấn hưng, tử Hoàng đề đến người dân, nơi nơi chăm lo tôn tạo chùa chiền, các vị quí tộc trở thành tắm gương sáng cho mọi người noi theo, trong đó có Đức THTH được xã hội đương thời tôn vinh là bậc Mẫu nghĩ thiên hạ - vị Phật sống trên trần gian, tạc tượng thờ như Tiên - Phật (ở chùa Trà Phương - chùa Hòa Liễu: Kiến Thụy; chùa Minh Phúc: Tiên Lãng...).

Hiếm thầy một con người Ở ngôi cao như THTH Vũ Thị Ngọc Toàn, sống suốt 5 đời Hoàng để (1485 - 1589) đã ở tuổi khoảng 104 - 105, biết có việc tôn tạo chùa (Hà Lâu Tiên Lãng), là lập tức sai người đến hỏi, sau đó ban tiền công đức. Một gương sáng như thế, một tấm lòng tử bi, dồn tất cả bổng lộc, tiền của được hưởng, để cúng dường Tam Bảo, lôi cuốn các vị trong Hoàng tộc, con cháu, chắt làm theo ... Vì thế, người đời vinh là "Phật sống trần gian"; "Quang tiền dụ hậu" là lời tiền nhân để lại, là khát vọng của lớp hậu duệ ho Vũ - Mạc hôm nay, mong được làm sáng danh Tổ tiên mình, mong được xác định đúng đắn, khách quan vai trò Vương triều Mạc nói chung và Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn nói riêng trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo.

Vũ  Hồng Trường - Trưởng Ban TT_TT  sao chép từ nguồn: Cuốn Vũ Tộc Tinh Hoa Hải Phòng Xuân Nhâm Dần 2022  

Biên soạn: Ông Vũ Quốc Tế  (Cố vấn Hội đồng Dòng họ Vũ-Võ TP. Hải Phòng)

 

FACEBOOK

zalo

ZALO

zalo Kênh Zalo Kênh Facebook